MẬT ONG NGUYÊN CHẤT TỪ THIÊN NHIÊN

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGÀNH ONG MẬT

19/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 280

Chương V : HIỆU QUẢ KINH TẾ

Chúng tôi đã điều tra 23 hộ gia đình nuôi ong. Số lượng đàn ong của mỗi hộ biến thiên từ 7 đàn đến 130 đàn. Tính trung bình

mỗi hộ gia đình nuôi 50 đàn ong. Các số liệu về kinh tế cũng được tính bình quân cho 50 đàn với thời giá ở mùa ong 1991 – 1992.

I.- ĐẦU TƯ VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

1. Dụng cụ nuôi ong : Sau đây là chi phí về vật dụng nuôi ong tính bình quân cho 50 đàn ong là 2.040.000₫ bao gồm thùng ong (52,9 %), khung cầu (10,2 %), chân thùng 11,7 %, thùng quay mật (14,7 %) và các vật dụng khác : dây kẽm, nền sáp… (10,5 %). Vật dụng nuôi ong được sử dụng trong nhiều năm. Ví dụ : Thùng gỗ : 5 năm, thùng lá 2 năm, khung cầu 7 năm, thùng quay mật 15 năm. Vì vậy khấu hao hàng năm cho vật dụng nuôi ong là 496.635d.

Trong ngành nuôi ong Ý, dụng cụ nuôi ong thường đắt tiền và người nuôi ong Ý bắt buộc phải chi một khoản tiền lớn để mua sắm vật dụng. Ngược lại trong ngành nuôi ong nội địa, tùy theo mức độ đầu tư của người nuôi ong, vật dụng nuôi ong có thể hiện đại như ở ong ý hoặc có thể sơ sài bằng cách tận dụng những vật liệu sẵn có : lá dừa, gỗ ván hư…

2. Thức ăn cho ong :

ong nội địa là con ong bản xứ của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy chính bản thân nó có thể thích nghi và tồn tại với điều kiện nguồn hoa ở địa phương. Ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Sông Bé (Thuận An), có thể nuôi ong quanh năm mà không cần cho ong ăn siro đường. Đối với 1 vài người việc cho ăn chỉ có mục đích kích thích để nhân đàn nhanh hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc cho ăn để cung cấp thuốc.

Riêng với những người nuôi ong nội ở Đồng Nai, họ là những người chuyên nghiệp, qui trình kỹ thuật tương tự như ong Ý. Vì vậy họ phải cho ong ăn để nhân đàn từ tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên lượng đường tiêu tốn vẫn rất thấp để nhân đàn so với nuôi ong Ý.

Trong ngành nuôi ong Ý, chi phí về thức ăn lớn nhất chiếm 36% tổng chi phí. Tuy nhiên, trong ngành nuôi ong nội địa chi phí thức ăn không nhiều. Ở 23 hộ nuôi ong được điều tra, chi phí thức ăn bình quân chiếm 11,1%.

3. Di chuyển :

Đa số những người nuôi ong ở Bến Tre, Sông Bé và Tiền Giang đều không di chuyển (68%). Họ đặt ong có định tại nhà vì nguồn hoa đủ quanh năm. Đối với 1 vài người khác (32%), mặc dù nguồn hoa quanh nhà đủ cho ong nhưng họ vẫn di chuyển đến những nguồn phong phú hơn (chôm chôm, nhãn…) để khai thác mật được nhiều hơn.

Với những người nuôi ong ở Bến Tre và Tiền Giang cự ly di chuyển trong vòng vài chục km bằng ghe, xuồng và thỉnh thoảng băng xe.

Riêng ở Đồng Nai, những người nuôi ong nội địa di chuyển từ Bắc vào Nam. Sau đó lại di chuyển ra Bắc.

Ở miền Bắc họ cũng di chuyển liên tục (3, 4 lần) theo những nguồn hoa ngắn ngày ở đó (vải, đay…).

4. Lao động:

Trừ 1 vài người chuyên nghiệp, đa số những người nuôi ong nội địa ở miền Nam chỉ tận dụng thời gian rảnh rỗi để nuôi ong. Công lao động ở đây là công của chính họ và những người thân trong gia đình. Tuy nhiên trong phần tài liệu này chúng ta cần phải tính toán đủ tiền công lao động. Tiền công được tính ở đây khá thấp (10.000đ/8h) như mức trả công nông nghiệp ở địa phương (Bến Tre, Tiền Giang).

Chi phí về lao động trong 1 năm cho 50 đàn ong là 1.314.188d chiếm 58 % tổng chi phí sản xuất.

II.- KẾT QUẢ SẢN XUẤT

1. Mật ong : Mật ong là sản phẩm chính của ngành nuôi ong nội địa chiếm 92,3% giá trị tổng sản lượng của các sản phẩm thu được. Tất cả lượng mật của ong nội địa đều được tiêu thụ trong nước qua hình thức bán lẻ ở Tiền Giang, Bến Tre, Sông Bé hoặc bán sỉ cho các Công ty ong ở Đồng Nai. Mật ong khai thác từ ong nội địa hiện nay mặc dù thơm ngon nhưng không đủ tiêu chuẩn về chất lượng vì hàm lượng nước quá cao 24% và có chứa lẫn nhiều vật lạ (ấu trùng ong, phấn hoa, sáp…).

Tính trung bình cho 1 hộ nuôi 50 đàn ong, sản lượng mật thu hoạch là 676,0 lít ( 912 kg) tương đương với 6.223.420.

2. Ong giống :

Thu nhập về ong giống chiếm tỷ lệ 5,3% giá trị tổng sản lượng. Tùy người mua, người bán mà giá ong khác nhau. Thông thường một đàn ong được bán có khoảng 3-4 cầu. Giá mỗi cầu tương đương với giá 1 lít mật ong ở địa phương.

3. Sáp ong :

Phần lớn những người nuôi ong đều tận thu sáp ong. Ở ong nội địa, người ta ít có chủ trương khai thác sáp lưỡi mèo. Lượng sáp được thu hoạch chủ yếu từ nắp vít lỗ tổ khi khai thác mật và bánh tổ cũ. Giá trị của sáp chiếm 2,4 % giá trị tổng sản lượng.

Hiệu quả kinh tế của 50 đàn ong nội địa được trình bày qua bảng 6.

Bảng 6 : Hiệu quả kinh tế của 50 đàn ong nội địa

Năng suất mật / đàn 5 cầu : 13,5 lít/năm (tức 18,2 kg/năm).

Ghi chú : Trong mùa ong 1991 – 1992, tính bình quân 1 đô la Mỹ = 11.000 đồng.

 

Nói một cách tổng quát trong số 23 hộ gia đình được điều tra ở miền Nam Việt Nam, trung bình mỗi hộ nuôi 50 đàn ong, mỗi đàn có 5 cầu. Mỗi năm hộ gia đình phải bỏ ra một số tiền là 945.486đ (Bao gồm khấu hao vật dụng, thức ăn, di chuyển ong) và 1048 giờ rảnh rỗi trong năm để thu hoạch được 6.223.420đ tiền bán mật ong (676 lít), 353.505đ tiền bán ong giống (39 cầu) và 156.294đ tiền sáp.

Năng suất mật bình quân của một đàn ong A. cerana 5 cầu ở miền Nam Việt Nam là 13,5 lít/năm hay 18,2 kg/năm.

So với hệ thống nuôi ong Ý, hệ thống nuôi ong nội địa có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên những thuận lợi riêng của mỗi ngành sẽ được thảo luận tiếp tục trong phần sau.

III.- THẢO LUẬN VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 2 HỆ THỐNG NUÔI ONG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

Hệ thống nuôi ong ở miền Nam Việt Nam và hiệu quả kinh tế của nó đã được nghiên cứu (Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang Tấn, 1992). Các số liệu về đầu tư và kết quả của mùa ong 1989 – 1990 cho thấy rằng nuôi ong Ý là một ngành mang lại hiệu quả khá cao : GTSL/CPSX = 1,11.

Ngành nuôi ong nội địa như được đánh giá trong tài liệu này là một nghề sản xuất phụ nhưng hiệu quả cũng rất cao : GTSL/CPSX = 2,97.

Bảng 7 là một vài chỉ tiêu kinh tế quan trọng của 2 hệ thống nuôi ong.

Bảng 7 : Những chỉ tiêu kinh tế quan trọng của 2 hệ thống.

Ghi chú : Số liệu về ong Ý được điều tra trong mùa 1990 (1 đô la = 4500 đồng). Số liệu ong nội trong mùa 1991 – 1 (1 đô la = 11.000 đồng).

Với các số liệu trên, ngành nuôi ong nội địa là ngành có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan tâm thêm sod nougn ov đến những yếu tố sau :

1. Kỹ thuật nuôi ong được cải tiến không ngừng, mỗi năm một khác, các số liệu về hiệu quả kinh tế của hệ thống nuôi ong nhằm vào mùa ong 1989 – 1990. Trong khi đó các số liệu về kinh tế của hệ thống nuôi ong nội địa nhằm vào mùa ong 1991 – 1992. Giai đoạn 1990, 1991 là giai đoạn tiến bộ nhảy vọt về kỹ thuật nuôi vì vậy chi phí sản xuất đã giảm đi rất nhiều.

2. Trong mùa ong 1989 – 1990 hệ thống nuôi ong Ý không sản xuất sữa ong chúa. Như chúng tôi đã phân tích khi nghiên cứu (Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang Tấn, 1992), nếu người nuôi ong Ý sản xuất sữa ong chúa chuyên nghiệp và quanh năm, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều nhờ :

– Lợi nhuận thêm từ việc sản xuất sữa : Giá thành 1kg sữa từ 15 – 20 đô la trong khi giá bán 27 – 30 đô la.

– Chi phí về lãi suất vốn đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu chỉ sản xuất mật, người nuôi ong phải đầu tư cả năm mới thu hoạch vì vậy lãi suất lớn. Nếu sản xuất sữa ong chúa, sữa có thể được thu hoạch và bán hàng tuần. Người nuôi ong có vốn để đầu tư tiếp vì vậy lãi suất giảm đi nhiều.

3. Nhờ những sự phát triển về kinh tế của đất nước, giá trị sử dụng thực tế của đồng đô la đã giảm dần trong những năm 1989 – 1992. Năm 1990 thu nhập 527 đô la/năm của người nuôi ong Ý là

một số tiền rất lớn. Nhưng đến năm 1992 thu nhập 526 đô la/năm của người nuôi ong nội đã giảm đi giá trị sử dụng của nó.

Trong việc chọn lựa một loài ong để nuôi hoặc đầu tư, chúng ta cần lưu ý :

* Sinh thái : Mỗi loài ong thích nghi hơn đối với một vùng sinh thái. Ong Ý thích nghi hơn với nguồn hoa tập trung (Cao su, nhãn, chôm chôm, cà phê…) : Đồng Nai, Lâm Đồng, các tỉnh cao nguyên và vài vùng chuyên canh cây ăn quả ở đồng bằng sông Cửu Long. Ong nội địa có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong nước (nguồn hoa tập trung hay rải rác) vì nó là con ong bản xứ.

* Tính chuyên nghiệp : Nuôi ong Ý đòi hỏi tính chuyên nghiệp, đầu tư lớn và di chuyển thường xuyên. Trong khi đó nuôi ong nội có thể mang tính nghiệp dư, đầu tư thấp và không di chuyển.

* Khả năng và sở thích : Mỗi người có khả năng nuôi và sở thích đối với một loài ong. Người nông dân vùng Bến Tre sẽ nuôi ong nội địa tốt hơn là nuôi ong Ý. Ngược lại những người nuôi ong chuyên nghiệp ở Lâm Đồng, Đồng Nai, nuôi ong nội địa rất kém vì chính họ cũng không thích thú gì loài ong nhỏ con, hung dữ, dễ bốc bay và chia đàn này.

* Vốn đầu tư : Đối với một người nuôi ong chuyên nghiệp tùy theo nguồn vốn của mình mà phát triển nuôi ong Ý hay ong nội địa.

Hiện nay, một người nuôi ong nội địa giỏi nhất có thể quản lý tối đa 100 đàn (500 cầu) và một người nuôi ong Ý giỏi nhất có thể quản lý 300 – 400 đàn (3.000 – 4.000 cầu). Nuôi ong Ý mặc dù hiệu quả kinh tế (KQSX/CPSX) thấp hơn so với ong nội địa nhưng nhờ nuôi số lượng nhiều nên thu nhập cao hơn. Vì vậy nếu người nuôi ong có vốn ít, họ nên đầu tư nuôi ong nội và nếu có vốn nhiều họ nên đầu tư nuôi ong Ý.

Một người nuôi ong nội giỏi nhất có thể quản lý tối đa 100 đàn

Theo số liệu điều tra 1991 – 1992 :

CPSX cho 100 đàn ong nội là : 4.519.350đ hay 448 USD.

Vì vậy thu nhập tối đa là : 4.519.350d x 2,56 = 11.569.536₫ hay 1.147 USD

Một người nuôi Ý ong Ý giỏi có thể nuôi nhiều đến 300 – 400 đàn (3.000 – 4.000 cầu)

Theo số liệu điều tra 1989 – 1990. CPSX cho 4.000 cầu ong Ý là : 28.560.000₫ hay 6345 USD

Vì vậy thu nhập có thể được là :

28.560.000₫ x 0,38 = 10.852.800₫ hay 2.411 USD.

Nếu người nuôi ong có vốn ≤ 3.018 đô la, họ nên đầu tư cho ong nội.

Nếu họ có vốn > 3.018 đô la, đầu tư cho ong Ý sẽ có lợi hơn

3.018 đô la là số vốn đầu tư cho 1902 cầu ong Ý

Một người nuôi ong Ý ít hơn 1902 cầu sẽ không kinh tế bằng nuôi 100 đàn ong nội địa.

* Giá cả thị trường : Giá mật ong nội cao hơn mật ong nhiên, một khi ngành nuôi ong nội địa phát triển mạnh, người sử dụng trong nước không tiêu thụ hết, lúc ấy cần phải xuất khẩu. Nếu vậy, mật ong nội địa cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường thế giới.

Quý khách mua sản phẩm của công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0973.745.279 Zalo: 0973.745.279 Facebook: @matonghienthao Địa chỉ: 68 Trần Phú, TT Eakar, Daklak
Trần Nhật Trường
Từ khoá: ,

HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

19/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 249

PHẦN B : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA APIS CERANA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ (Kết quả điều tra thực tiễn) Chương IV : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA A. CERANA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM I. PH N LOÀI […]

BỆNH ONG VÀ CÁC ĐỘNG VẬT HẠI ONG

17/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 162

Chương III : BỆNH CỦA ONG VÀ CÁC ĐỘNG VẬT HẠI ONG Giống như nhiều vật nuôi khác, ong cũng bị bệnh do các loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Ngoài ra ong còn bị một số kẻ thù khác thường xuyên đe dọa. I- CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH THỐI ẤU […]

KỸ THUẬT NUÔI ONG NỘI ĐỊA APIS CERANA

12/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 250

Ở bài viết trước, Mật Ong Hiền Thảo đã gửi đến bạn đọc bài viết chi tiết về Đặc Điểm Sinh Học Của Ong Apis Cerana. Ở bài viết tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nuôi một đàn ong mật nội địa như thế nào nhé. Chương II : KỸ THUẬT […]

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG APIS CERANA

11/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 312

Ở những bài viết trước, chúng tôi chỉ chia sẽ những phương pháp sử dụng Mật Ong Nguyên Chất. Hôm nay, với một chủ đề mới và được rất nhiều người quan tâm, Mật Ong Hiền Thảo xin soạn bộ tài liệu về Kỹ Thuật Nuôi Ong, hy vọng được mọi người ủng hộ. PHẦN […]

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 312