MẬT ONG NGUYÊN CHẤT TỪ THIÊN NHIÊN

HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

19/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 246

PHẦN B : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA APIS CERANA
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ (Kết quả điều tra thực tiễn)

Chương IV : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA A. CERANA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

I. PH N LOÀI ONG:

Theo Ruttner, 1988. Trần Đức Hà, Nguyễn Văn Niệm 1992 và một số tác giả khác, ong Apis Cerana ở miền Nam Việt Nam thuộc phân loài A. cerana indica (sơ đồ 2). Phân loài này có kích thước cơ thể và kích thước đàn nhỏ hơn so với ong A. cerana cerana ở phía Bắc. Bảng 4 là một số điểm khác nhau cơ bản giữa 2 phân loài trên:

Bảng 4 : Những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 phân loài ong A.Cerana

Ô lăng ong mật là một hình lục giác đều, kích thước của ô lăng thay đổi theo từng loài và phân loài ong. Trong thực tiễn kích thước của ô lăng được đặc trưng bởi khoảng cách giữa 2 cạnh đối diện của ô lăng, với ong A. cerana ở miền Bắc, khoảng cách này là 4,7 mm. Với ong A. cerana indica ở miền Nam, khoảng cách này là 4,3 mm (Nguyễn Quang Tân, 1991).

Trong việc sản xuất tầng chân cho ong, kích thước ô lăng ong thợ là 1 chỉ tiêu quan trọng. Nếu tầng chân được sản xuất không đúng, ong xây một cách miễn cưỡng và nếu xây xong, ong chúa cũng đẻ bất bình thường. Thực tiễn cho thấy một số tầng chân ong nội với kích thước 4,7 mm khi được đưa vào đàn mm khi được đưa vào đàn ong A. cerana in dice, ong thợ rất ít xây và khi xây xong, ong chúa cũng đẻ lỗ chỗ ong thợ và ong đực, nhất là ở những đàn lớn, ong chúa già. Nhu cầu sản xuất hiện nay đối với ong nội địa A. cerana indica ở miền Nam là sản xuất tầng chân với kích thước 4,3 mm – 4,5 mm.

Vài năm gần đây, một số người nuôi ong nội địa từ miền Bắc (Hải Hưng, Hà Nam Ninh) mang ong A. cerana cerana vào khai thác mật ở miền Nam (Đồng Nai, Tiền Giang). Hiện tượng trao đổi giống giữa họ và người nuôi ong địa phương, đồng thời sự tập giao ngoài ý muốn của con người (ong chúa và ong đực của 2 phân loài giao phối i nhau trong không trung) đã ảnh hưởng nhiều đến một số đặc điểm hình thái của phân loài ong A. cerana indica ở miền Nam. Ở một vài đàn ong lai có kiểm soát tại thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang, chúng tôi đã ghi nhận kích thước lỗ tổ ong thợ là 4,5 mm.

II. – NGUỒN HOA:

Ở Bến Tre và Tiền Giang, nguồn hoa chính cho ong là dừa. Cây dừa cung cấp cả phấn và mật và đặc biệt thích hợp cho địa. Cây dừa ra hoa hầu như quanh năm.

Ngoài dừa là nguồn hoa chính, mỗi năm có hoa nhãn trái vụ trổ từ tháng 10 – tháng 12, hoa mận tháng 1 – tháng 3, hoa chôm chôm, tháng 2 – tháng 4 và hoa nhãn chính vụ tháng 4 – tháng 6. Vì vậy Tiền Giang và Bến Tre được xem là 2 địa phương thuận lợi nhất cho nghề nuôi ong nội địa phát triển.

Ở Đồng Nai, ong nội địa được mang đến đây từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau. Trong thời gian này quy trình kỹ thuật cũng tương tự như nuôi ong Ý. Người nuôi ong nhân đàn từ tháng 10. tháng 12 nhờ nguồn hoa mắc cỡ, cà phê. Sau đó khai thác mật cà phê và cao su từ tháng 1 đến tháng 5. Một số người nuôi ong nội địa ở Hải Hưng. Hà Nam Ninh thường đưa ong về Đồng Nai khoảng thời gian này.

Ngoài những loài cây kể trên ong nội địa còn có thể thu thập mật từ nhiều loại cây khác bởi vì nó vốn thích nghi với những vì nó vốn thích nghi với những nguồn hoa rải rác.

III. DỤNG CỤ NUÔI ONG

Trong ngành nuôi ong Ý, dụng cụ nuôi ong thường đắt tiền và chiếm một khoảng đầu tư khá lớn (Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang Tấn. Nuôi ong Ý A. mellifera ở miền Nam Việt Nam và hiệu quả kinh tế. Nhà XB Nông nghiệp, 1992).

Ngược lại trong ngành nuôi ong nội địa A. cerana, dụng cụ nuôi ong rất đa dạng, từ những thùng ong bằng thân cây rỗng đến những dụng cụ nuôi ong hiện đại tùy theo mức độ đầu t hoặc điều kiện tại địa phương.

Ở Bến Tre, một số người nuôi ong, sử dụng thùng nuôi ong bằng lá dừa (hình bìa) Ở Tiền Giang, một người nuôi ong xếp các viên gạch lại với nhau làm thành một “thùng nuôi ong”. Tuy nhiên hầu hết những người nuôi ong đều sử dụng thùng gỗ và các dụng cụ nuôi, khai thác tương tự như nuôi ong Ý nhưng giá thành rẻ hơn nhiều nhờ tận dụng các loài cây gỗ rẻ tiền.

IV. – QUY MÔ SẢN XUẤT

Theo Vincent Mulder 1989 ở Việt Nam có 4 hình thức nuôi ong nội địa :

1. Nuôi ở gia đình bằng thùng đỏ (thân cây rỗng) số lượng đàn ong nhỏ hơn 10 đàn, không di chuyển.

2. Nuôi ở gia đình bằng thùng có khung cầu, quy mô nhỏ hơn 15 đàn, không di chuyển.

3. Nuôi ở gia đình bằng thùng có khung cầu. Số lượng đàn > 15 nhưng < 50. Người nuôi ong di chuyển trong cự ly gần.

4. Nuôi ong chuyên nghiệp với quy mô 50 đàn, chuyên di chuyển.

Ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sông Bé (Thuận An), phần lớn những người nuôi ong thuộc vào nhóm 2 và 3. Nhóm 1 rất hiếm bởi vì kỹ thuật này đã quá lạc hậu. Nhóm 4 chỉ có một số ít người bởi vì nó đòi hỏi tính chuyên nghiệp, không thích hợp với người nuôi ong địa phương. Đối với họ nuôi ong là công việc phụ để kiếm thêm thu nhập. Công việc chính là làm ruộng, làm vườn. Con ong cũng như con heo, con gà mang lại thêm một phần thu nhập (Tuy vậy, có những hộ gia đình, thu nhập từ ong chiếm 50% thu nhập gia đình).

Ở Đồng Nai, tất cả những trại ong được điều tra đều thuộc vào nhóm 4. Họ là những người nuôi ong nội địa chuyên nghiệp, kỹ thuật tiên tiến như kỹ thuật nuôi ong Ý. Những người này trước đây thuộc các công ty ong quốc doanh Hải Hưng và Hà Nam Ninh. Nhờ chính sách tư nhân hóa và cổ phần hóa, họ được cho vay ong, vay vốn và trở thành những người nuôi ong tư nhân chuyên nghiệp. Ong được di chuyển từ Bắc vào Nam vào đầu tháng 10 và sau đó được di chuyển ra Bắc vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.

V. – TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Ở Sông Bé (Thuận An), Tiền Giang ; và Bến Tre mật được người nuôi ong bán tại địa phương.

Bảng 5 so sánh giá bán một số loại mật ong nội và địa phương

Bảng 5 : Giá bán mật lẻ ở một vài địa phương (đồng/lít)

Nhìn chung mật ong nội địa được bán với giá cao hơn mật ong Ý vì tâm lý của người tiêu dùng và quy luật cung cầu. Ở Bến Tre, số lượng hộ gia đình nuôi ong khá nhiều, lượng mật lớn nên giá rẻ. Ở Tiền Giang, sản lượng mật lớn nhưng nhờ tiêu thụ đi các địa phương khác dễ hơn Bến Tre nên giá mát cao hơn một chút. Ở Sông Bí (Thuận An), số lượng người nuôi ong ít, lượng mật không đủ cung cấp cho nhu cầu làm thuốc chữa bệnh của người địa phương vì vậy giá mật rất cao. Với những người nuôi ong nội địa quê quan miền Bắc chuyên khai thác mật cao su ở Đồng Nai, mật được trộn lẫn với mật cao su ong Ý để bán cho các công ty xuất khẩu. Mất cao su ong nội địa thường lỏng hơn mật cao su ong Hàm lượng nước thường > 21% (cao hơn tiêu chuẩn cho phép để xuất khẩu) nên giá bán cho các công ty rẻ hơn so với mật ong Ý và có khi mật cao su ong nội địa không tiêu thụ được. Tuy nhiên khi họ khai thác mật nhãn, vải, táo… ở phía Bắc, giá bán khá cao vì I quen sử dụng và tâm lý người sử dụng mật ở miền Bắc.

Tóm lại, mật ong nội địa được tiêu thụ trong nước (bán lẻ cho người tiêu dùng) với giá cao hơn mật ong Ý từ 1,0 – 3,0 lần. Tuy nhiên khi sản xuất với số lượng lớn việc tiêu thụ mật trở nên khó khăn vì chất lượng không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu. Các công ty ong thường không mua mật ong nội địa hoặc nếu mua giá lại rẻ hơn mật ong Ý.

VI. – TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Trước kia, khi kỹ thuật nuôi ong nội địa còn thô sơ, số lượng đàn còn ít, bệnh trên ong còn chưa được chú ý. Khi nghề nuôi ong phát triển hơn dịch bệnh bắt đầu hình thành. Đối với ong A. cerana của Việt Nam cũng như của thế giới, dịch bệnh Sacbrood là mối lo ngại hàng đầu. Ở Việt Nam, bệnh bắt đầu xuất hiện năm 1974 từ 10 đàn ong A. cerana cao sản nhập từ Viện ong Bắc Kinh, Trung Quốc, sau đó bệnh lan dần ra khắp miền Bắc và vào miền Nam. Ở Đồng Nai dịch bệnh xuất hiện năm 1978, Nghĩa Bình 1982, Tây Ninh 1985, Bến Tre – Tiền Giang 1986 và Sông Bé, Cần Thơ 1987. Dịch bệnh Sacbrood trong những năm này đã tiêu diệt hơn 90% tổng số các đàn ong.

Hiện nay, dịch bệnh đã giảm xuống đáng kể nhờ vào kinh nghiệm phòng trị của những người nuôi ong cũng như khả năng đề kháng của những đàn ong sống sót sau những trận dịch. Hiện nay bệnh vẫn còn xảy ra rải rác nhưng không ở mức độ nguy hiểm như trước. Khi được phỏng vấn, một số người nuôi ong cho biết mỗi năm gần 20 % số đàn ong của họ bị bệnh nhưng đàn ong bệnh không bị tiêu diệt như lúc trước.

Quý khách mua sản phẩm của công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0973.745.279 Zalo: 0973.745.279 Facebook: @matonghienthao Địa chỉ: 68 Trần Phú, TT Eakar, Daklak
Trần Nhật Trường
Từ khoá: ,

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGÀNH ONG MẬT

19/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 277

Chương V : HIỆU QUẢ KINH TẾ Chúng tôi đã điều tra 23 hộ gia đình nuôi ong. Số lượng đàn ong của mỗi hộ biến thiên từ 7 đàn đến 130 đàn. Tính trung bình mỗi hộ gia đình nuôi 50 đàn ong. Các số liệu về kinh tế cũng được tính bình quân […]

BỆNH ONG VÀ CÁC ĐỘNG VẬT HẠI ONG

17/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 159

Chương III : BỆNH CỦA ONG VÀ CÁC ĐỘNG VẬT HẠI ONG Giống như nhiều vật nuôi khác, ong cũng bị bệnh do các loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Ngoài ra ong còn bị một số kẻ thù khác thường xuyên đe dọa. I- CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH THỐI ẤU […]

KỸ THUẬT NUÔI ONG NỘI ĐỊA APIS CERANA

12/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 249

Ở bài viết trước, Mật Ong Hiền Thảo đã gửi đến bạn đọc bài viết chi tiết về Đặc Điểm Sinh Học Của Ong Apis Cerana. Ở bài viết tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nuôi một đàn ong mật nội địa như thế nào nhé. Chương II : KỸ THUẬT […]

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG APIS CERANA

11/02/2023 Kỹ Thuật Nuôi Ong 309

Ở những bài viết trước, chúng tôi chỉ chia sẽ những phương pháp sử dụng Mật Ong Nguyên Chất. Hôm nay, với một chủ đề mới và được rất nhiều người quan tâm, Mật Ong Hiền Thảo xin soạn bộ tài liệu về Kỹ Thuật Nuôi Ong, hy vọng được mọi người ủng hộ. PHẦN […]

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 309