Ở những bài viết trước, chúng tôi chỉ chia sẽ những phương pháp sử dụng Mật Ong Nguyên Chất. Hôm nay, với một chủ đề mới và được rất nhiều người quan tâm, Mật Ong Hiền Thảo xin soạn bộ tài liệu về Kỹ Thuật Nuôi Ong, hy vọng được mọi người ủng hộ.
PHẦN A : NUÔI ONG NỘI ĐỊA APIS CERANA
Chương I : SINH HỌC ONG MẬT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RIÊNG BIỆT CỦA ONG APIS CERANA
I. – SỰ PHÂN BỐ CỦA ONG APIS CERANA :
Giới hạn ở phía Bắc của ông A cerana là vùng viễn đông của Liên Xô cũ Lussuria, phía Nam là quần đảo Indonesia phía Đông là đảo Honshu của Nhật và giới hạn phía Tây là Afghanistan. Gần đây, ong A. cerana cũng đã được nhập vào Papua New Guinea.
Như vậy một vành đai sa mạc giữa Iran và Afghanistan đã tách biệt sự phân bố địa lý của 2 loài Apis mellifera và Apis cerana. Khoảng cách gần nhất giữa 2 loài là 600km, nằm ở vùng biên giới phía Bắc của Iran và Afghanistan.
* Chúng tôi cần nhấn mạnh đến sự phân bố này để khẳng định rằng : khác với các loài vật nuôi quen thuộc khác (heo, gà, bò…), ong châu u A. mellifera và ong châu Á A. cerana đã có một vùng cách ly địa lý rất rõ ràng trong quá trình tiến hóa và ở 2 khu vực địa lý này là 2 loài ong riêng biệt.
* Tính xung khắc về mặt di truyền của sự lai A. cerana và A. mellifera.
Sự thụ tinh nhân tạo giữa ong A. cerana và ong A. mellifera có thể thực hiện được (trứng A. cerana x tinh trùng A. mellifera hoặc trứng A. mellifera x tinh trùng A. cerana). Tinh trùng đi vào trong tử cung, sống ở đó, đi vào ống dẫn trứng và thụ tinh khi gặp trứng Suốt 24h đầu sau khi thụ tinh, phôi phát triển bình thường nhưng sau đó thì thoái hóa hoàn toàn.
Cho đến nay, chưa có một phôi lai nào được hình thành ngay cả với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
Có một vài người nuôi ong nội ở nông thôn Việt Nam nuôi kèm thêm một số đàn ong Y với hy vọng sẽ tạo ra một con lai giữa 2 loài. Với những chứng cứ khoa học hiện tại, chúng tôi có thể khẳng định rằng đây là một điều không thể thực hiện được.
Nhìn chung, ong A. cerana nhỏ hơn ong A. mellifera về kích thước cơ thể và kích thước đàn. Cũng như ong A. mellifera, ong A.cerana có kích thước thay đổi tùy theo vĩ độ. Ở phía Bắc (Viễn đông liên xô. Trung Quốc, Nhật… ) ong A.Cerana có kích thước gần như ong A. Mellifera nhưng càng về gần xích đạo, kích thước của ong A. cerana càng nhỏ dần.
II – PHÂN LOẠI
Ong mật là một loài côn trùng và được phân loại như sau :
Giới động vật Animalia
Ngành chân đốt Arthropoda
Lớp côn trùng Insecta
Bộ cánh màng Hymenoptera
Họ ong Apidae
Họ phụ Apinae
Giống ong mật Apis
Loài
– Apis mellifera (ong châu u, ong Ý, ong ngoại)
– Apis cerana (ong châu Á, ong phương Đông, ong nội địa
– Apis dorsata (ong khổng lồ, ong khoái, ong gác kèo, ong đá)
– Apis florea (ong hoa, ong muỗi, ong ruồi)
Hai loài ong Apis mellifera và Apis cerana hiện nay đã được nuôi trong thùng và khá quen thuộc. Apis dorsata và Apis florea là những loài ong hoang.
Ong A. dorsata thường xây tổ trên những cành cây cao hay vách đá. Tổ ong chỉ có một bánh tổ lớn đường kính có thể đến 2m. Ong thường di chuyển rất xa theo nguồn thức ăn.
Trên thế giới chưa có nơi nào thành công trong việc nuôi loài ong này để sản xuất mật trừ vùng đầm lầy miền Trung đảo Kalimantan (Indonesia) và rừng U Minh (Việt Nam).
Người dân rừng U Minh với kỹ thuật gác kéo đã thu hút hàng trăm đàn ong A. dorsata làm tổ mỗi mùa hoa tràm nở (Crane, Vu Van Luyen, Mulder and Tran Cong Ta, 1991 ; Nguyễn Hùng Minh, Phùng Hữu Chính và Nguyễn Quang Tấn, 1992).
Ong A. florea có kích thước nhỏ nhất trong 4 loài ong mật. Tổ ong cũng chỉ có một bánh tổ với đường kính 2-3dm. Tổ ong được làm ở những cành cây, bụi cây thấp.
Đối với mỗi loài ong, tùy theo vùng địa lý mà có các phân loài khác nhau. Ví dụ với loài ong A. mellifera có các phân loài : A. mellifera ligustica (ong Ý), A. mellifera mellifera (ong Tây u) và A. mellifera capensis (ong Nam Phi)… Với loài A. cerana, có các phân loài : A. cerana cerana (ong Trung Quốc), A. cerana japonica (ong Nhật Bản), A. cerana indica (ong Ấn Độ), A. cerana himalaya (xem sơ đồ 2).
Trong những năm gần đây có thêm 3 loài ong mật mới được A. dorsata. phát hiện. Đó là Apis laboriosa gần giống với ong A.dorsata
Apis koschevnikovi gần giống với ong A. nikovi gan. 8 A. cerana, và Apis andreniformis gần giống với ong A. florea. Như vậy cho đến nay (1994) các nhà khoa học đã phát hiện được 7 loài ong mật.
III. CÁC THÀNH VIÊN TRONG MỘT ĐÀN ONG :
1. Ong Chúa :
Mỗi đàn chỉ có một chúa (đôi khi có hai). Đó là ong cái có bộ phận sinh dục phát triển hoàn chỉnh. Ong chúa có nhiệm vụ đề trứng và cai quản đàn nhờ các pheromone của nó tiết ra.
Trong ngày ong chúa A. cerana có thể đẻ 800 trứng và ong chúa A. mellifera có thể đẻ 2500 trứng. Tuy nhiên khả năng đẻ trứng chỉ cao trong một năm đầu. Vì vậy để duy trì khả năng phát triển đàn cao và ổn định từ năm thứ 2, người nuôi ong phải thay chúa.
Thời gian , chúa từ trứng đến trưởng thành là 15-16 ngày. Sau khi nở ong chúa cân 3-5 ngày để phát triển cơ thể đầy đủ. Sau đó tập bay và giao phối với ong đực ở bên ngoài tổ. Thời gian bay đi giao phối trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì vậy tránh tạo chúa trong những thời gian mưa bão.
Ong chúa giao phối từ 7-10 ong đực và sau khi giao phối 3-5 ngày thì bắt đầu đẻ trứng.
2. Ong Thợ :
Ong thợ là ong cái nhưng bộ phận sinh dục phát triển không đầy đủ vì bị pheromone của ong chúa kìm hãm. Thời gian phát triển của ong thợ A. cerana là 18,5 ngày và ong thợ A. mellifera là 20,5 ngày.
Một ong thợ đảm đương hầu hết các nhiệm vụ trong lỗ, tuổi thọ của nó từ 30-50 ngày. Các công việc của ong thợ có thể tóm tắt trong bảng 1.
Bảng 1: Sự phân công lao động theo lứa tuổi của ong thợ:
Tuy nhiên sự phân công theo lứa tuổi chỉ có tính chất tương đối, bởi vì trong thực tế khi đàn ong thiếu thức ăn, ngay cả những ong non cũng bay đi làm và khi trong đàn thiếu ong non, những ong già cũng tiết sữa nuôi ấu trùng hoặc tiết sáp để xây tổ.
3. Ong Đực :
Nhiệm vụ của ong đực là giao phối với ong chúa và tham gia điều hòa nhiệt độ trong tổ. Ong đực chỉ xuất hiện khi đàn ong phát từ trứng không thụ tinh, vì vậy bộ nhiễm sắc thể của nó chỉ có 1n triển mạnh và có khuynh hướng chia đàn. Ong đực được phát triển từ trứng không thụ tinh, vì vậy bộ nhiễm sắc thể của nó chỉ có 1n = 16.
IV – THỜI GIAN PHÁT TRIỂN CỦA ONG:
Ong là loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Sự phát triển của nó trải qua 4 giai đoạn : trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
Sau đây là thời gian phát triển của ong (ngày). Số liệu về đực và ong thợ là những kết quả khảo sát tại miền Nam Việt Nam vào năm 1991 (Nguyễn Quang Tấn và các đồng nghiệp, 1992) số liệu về ong chúa từ Eva Crane (1990).
Bảng 2 : Thời gian phát triển của ong (ngày):
Một điều cần lưu ý là ong thợ và ong chúa đều phát triển từ triển bên trong mũ chúa và được nuôi dưỡng suốt đời bằng Sữa Ong Chúa.
Ngược lại, ấu trùng ong thợ phát triển trong ô lăng chỉ được nuôi dưỡng bằng sữa ong chúa trong 3 ngày đầu và từ ngày thứ 4 trở đi được nuôi bằng hỗn hợp Phấn Hoa và Mật Ong.
Như vậy trong 3 ngày đầu ấu trùng của ong thợ và ấu trùng của ong chúa gần giống nhau. Đây là nguyên lý của việc tạo chúa nhân tạo và sản xuất sữa ong chúa.
V.- TỔ ONG :
Tổ ong hay còn gọi là “cái nhà” của đàn ong. Không có nó, ong sẽ không thể nào nuôi ấu trùng và dự trữ thức ăn. Tổ ong thì do ong thợ xây dựng bằng cách sử dụng Sáp Ong được tiết ra từ tuyến sáp ở phía dưới bụng.
Những ô lăng trong bánh tổ có hình lục giác và đối với ong Apis cerana, chiều sâu của mỗi ô lăng khoảng 1,3 cm. Những ô lăng này thường dùng để nuôi ấu trùng và dự trữ phấn mật. Được dự trữ trong những ô lăng ở phía trên của bánh tổ và đôi khi cũng ở phần trong của bánh tổ, phần giữa để nuôi ấu trùng ong thợ.
Trên vài bánh tổ, phần đáy bánh tổ là những ô lăng dành cho ấu trùng ong đực. Cấu trúc ô lăng hình lục giác làm cho ong Có thể sử dụng không gian một cách hiệu quả nhất.
Những loại ô lăng trong bánh tổ:
– Ô lăng ong thợ : để nuôi ấu trùng ong thợ, có kích thước nhỏ.
– Ô lăng ong đực : để nuôi ấu trùng ong đực, có kích thước hơi lớn hơn ô lăng ông thợ.
Mũ chúa : để nuôi ấu trùng ong chúa, có kích thước lớn hơn nhiều, có hình trứng và thông thường nó ở phần rìa của bánh tổ.
VI.- SƠ LƯỢC CẤU TẠO BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG CỦA ONG
Chúng ta cần biết các phần cấu tạo của ong thợ để có thể hiểu về tập tính của nó và giúp cho việc quản lý đàn ong được dễ dàng hơn. Cơ thể ong thợ có thể được chia làm 3 phần : phần đầu, phần ngực và phần bụng.
1. Phần Đầu :
Phần đầu của ong mật có hình tam giác, có một cặp mắt kép, anten, miệng, lưỡi, bộ não và nhiều tuyến. Nhiệm vụ của anten là để phát hiện ra những chất hóa học, cũng như độ ẩm không khí.
Phần đầu có chứa tuyến gọi là tuyến hàm trên. Ở giai đoạn tuổi nhỏ sản xuất ra một chất dinh dưỡng ở dạng lỏng như sữa gọi là chúa. Tuyến này không có ở ong chúa và ong đực.
2. Phần Ngực:
Phần này có 3 đốt. có 2 đôi cánh và ba đôi chân. Cánh được dùng để bay và quạt mát tổ. Ong có ba đôi chân. Đôi thứ ba dùng mang phấn hay keo ong trong giỏ phấn.
3. Phần Bụng
Có 6 đốt bụng trên cơ thể của ong thợ. Trong phần bụng, một số cơ quan quan trọng là điều mật, túi nọc và tuyến sáp. Diều mật là bộ phận dùng để chứa mật hoa hay nước.
Tuyến sáp tiết ra sáp xây tổ. Tuyến nọc tiết ra nọc độc. Nọc được phóng thích khi ong chích. Ngoài ra còn có tuyến Nassanoff tiết ra một mùi đặc trưng để báo động tình trạng nguy hiểm và kích thích những con ong khác tập trung quanh nó
VII- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RIÊNG BIỆT CỦA ONG APIS CERANA:
Đặc Điểm Sinh Học Của Ong Apis Cerana đã tiến hóa và thích nghi trong điều kiện môi của châu Á. Chúng là ký chủ ban đầu của ve Varroa jacobsoni (chí lớn). Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa, giữa ký sinh và ký chủ đã có sự cân bằng vì vậy ong và ve vẫn đồng thời tồn tại.
Đối với những kẻ thù khác, ong A. cerana cũng có những cơ chế đề kháng hữu hiệu. Ví dụ tất cả các ong thợ trong đàn “rùng mình” cùng một lúc để tạo ra một âm thanh giống như tiếng huýt sáo của rắn nhằm xua đuổi kẻ thù. Ong A. cerana tránh chim và ong vò vẽ bằng cách bay theo hình ziczac và bay gần các bụi cây.
Một sự khác nhau nữa giữa ông A. cerana và ong A. mellifera là sự quạt cánh để thông gió trong tổ. Ong A. cerana quay đầu ra ngoài cửa và quạt gió vào bên trong tổ. Ngược lại ong A. mellifera quay đầu vào trong và quạt khí nóng bên trong tổ ra ngoài.
– A. mellifera : Hướng đầu vào trong cửa tổ.
– A.cerana : Hướng đầu ra ngoài tổ.
Trong những trường hợp 2 loài ong cùng được nuôi trong 1 địa điểm ong A. mellifera thường tỏ ra hung dữ hơn và áp đảo ong A. stt cerana. Vào mùa mặt 2 loài Có thể cùng tồn tại nhưng vào mùa khan hiếm thức ăn, ong A. cerana bị ong A. mellifera cướp mật rồi bốc bay hoặc chết.
Một số thí nghiệm đã được thực hiện về việc tạo ra những đàn ong hỗn hợp A. cerana và A. mellifera để theo dõi.
Có một vài trường hợp, ong thợ A. mellifera và A. cerana cùng sống chung trong một đàn. Tuy nhiên trứng, ấu trùng và nhộng của loài này sẽ bị loài kia loại bỏ.
Những ong thợ mới nở của loài này được loài kia chấp nhận và được tham gia vào các công việc trong đàn.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, ong thợ non A. mellifera được đàn ong A. cerana chấp nhận nhưng khi những ong thợ A. mellifera này làm nhiệm vụ gác của tổ, chúng xua đuổi những ong thợ A. cerana đi kiếm ăn về hoặc là chúng xua đuổi cả những ong thợ A. cerana bên trong tổ.
Ong trưởng thành của loài này được giới thiệu vào đàn của loài kia được chấp nhận khá dễ dàng miễn là các ong này nhỏ hơn một ngày tuổi. Khi giới thiệu ong thợ A. cerana 3 ngày tuổi vào đàn A. mellifera, 85% Số ong đuổi ngoài.
Ngược lại khi giới thiệu ong thợ A. mellifera 3 ngày tuổi vào đàn A. cerana, chỉ 18% bị đuổi.
Những ong thợ già hơn của loài này rất khó được giới thiệu vào đàn của loài kia.
Người ta đã giới thiệu thành công chúa đẻ A. mellifera vào đàn A. cerana không chúa. Mũ chúa sắp nở A. mellifera được đưa vào đàn A. cerana không chúa cũng thành công : mũ chúa nở, chúa tơ giao phối vào đẻ.
Ngược lại việc đưa ấu trùng A. cerana vào đàn A. mellifera để tạo chúa rất ít khi thành công. Nguyên nhân chính là thành phần của sữa ong chúa tương ứng với sự tác động trên sự biến dưỡng.
Khi được dị trùng kép, 8 ấu trùng A. cerana được hấp thụ trong một đàn A. mellifera không chúa. Bốn mũ chúa bị hư và bốn mũ chúa được vít nắp. Tuy nhiên, 4 mũ chúa này không nở. Khi khui những mũ chúa này để kiểm tra, bên trong mũ là một ấu trùng ong chúa rất lớn nhưng không hóa nhộng được.
Năm 1962, Inoue di 100 ấu trùng 4. cerana và đưa vào những đàn A. mellifera. Chỉ có 3 chúa được nở ra nhưng cũng không được những ong thợ A. mellifera chấp nhận.
Sức đẻ trứng của ong A. Cerana thường nhỏ hơn ong A. Mellifera. Khi đàn ong bị mất chúa, hiện tượng ong thợ đẻ trứng xuất hiện nhanh hơn ở ong A.Cerana. Tính bốc bay và chia đàn của A. Mellifera cao hơn A. Mellifera ( Tuy nhiên một số dòng A.mellifera ở vùng nhiệt đới của Châu Phi cũng thể hiện tính bốc bay và chia đàn cao ).
Thời gian phát triển của ong A.Cerana ngắn hơn, ong thợ bắt đầu làm việc sớm hơn, ong chúa bay giao phối và đẻ trứng sớm hơn.
Quý khách mua sản phẩm của công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0973.745.279 Zalo: 0973.745.279 Facebook: @matonghienthao Địa chỉ: 68 Trần Phú, TT Eakar, DaklakChương V : HIỆU QUẢ KINH TẾ Chúng tôi đã điều tra 23 hộ gia đình nuôi ong. Số lượng đàn ong của mỗi hộ biến thiên từ 7 đàn đến 130 đàn. Tính trung bình mỗi hộ gia đình nuôi 50 đàn ong. Các số liệu về kinh tế cũng được tính bình quân […]
PHẦN B : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA APIS CERANA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ (Kết quả điều tra thực tiễn) Chương IV : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA A. CERANA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM I. PH N LOÀI […]
Chương III : BỆNH CỦA ONG VÀ CÁC ĐỘNG VẬT HẠI ONG Giống như nhiều vật nuôi khác, ong cũng bị bệnh do các loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Ngoài ra ong còn bị một số kẻ thù khác thường xuyên đe dọa. I- CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH THỐI ẤU […]
Ở bài viết trước, Mật Ong Hiền Thảo đã gửi đến bạn đọc bài viết chi tiết về Đặc Điểm Sinh Học Của Ong Apis Cerana. Ở bài viết tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nuôi một đàn ong mật nội địa như thế nào nhé. Chương II : KỸ THUẬT […]