Chương III : BỆNH CỦA ONG VÀ CÁC ĐỘNG VẬT HẠI ONG
Giống như nhiều vật nuôi khác, ong cũng bị bệnh do các loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Ngoài ra ong còn bị một số kẻ thù khác thường xuyên đe dọa.
I- CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
BỆNH THỐI ẤU TRÙNG CHÂU MỸ
(American Foulbrood)
1. Vài nét về bệnh :
Bệnh TATCM còn được gọi là bệnh thối ấu trùng tuổi lớn, thối ấu trùng ác tính và thối ấu trùng vít nắp. Bệnh thường xảy ra ở các nước ôn đới, cận nhiệt đới, gây thiệt hại to lớn và kéo dài. Bệnh gây hại cho ong Apis mellifera trên khắp lục địa. Riêng ong A. cerana bệnh xuất hiện 1961 ở Ấn Độ. Ở nước ta, theo Bác sĩ thú y Mai Anh, vi khuẩn Bacillus larvae đã được phát hiện trên những đàn ong A. cerana bệnh năm 1974. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng không điển hình và các phản ứng sinh hóa không đặc trưng. Một số tác giả khác không đồng ý với quan điểm này và cho đến nay các nhà khoa học trong nước thống nhất : Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ chưa xảy ra ở Việt Nam.
2. Căn bệnh:
Do vi khuẩn có nha bào Bacillus Larvae. White tìm ra năm 1906 tại Hoa Kỳ. Vi khuẩn có kích thước 2,5 – 5u x 0,5 – 0,7u(1), bắt màu G*.
Hình thành spore có kích thước 0,4 – 0,7%, có tính đề kháng cao, bị diệt dưới ánh sáng mặt trời trong 4h, trong nước 90°C bị diệt sau 3h, 100°C sau 13 phút. Sáp ong 110°C sau 30 phút mới giết chết vi khuẩn.
Theo Haseman 1961 : spore tồn tại 30 năm trong đất vẫn còn khả năng gây bệnh.
Để gây bệnh cho một ấu trùng cần 100.000 spore. Khả năng gây bệnh và lan truyền của B. larva rất lớn : 1 đàn ong nhiễm 50 triệu spore mới phát sinh bệnh nhưng trong 1 ấu trùng bị bệnh chúa 2,5 tỷ spore.
3. Dịch tễ học :
– Sự phân bố : Hiện nay bệnh đã xảy ra ở khắp các châu lục.
– Loài mắc bệnh : bệnh thường xảy ra trên ong A. mellifera, bệnh chỉ có trên ong đực A.cerana ở Ấn Độ năm 1961.
– Đường xâm nhập : vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh qua đường tiêu hóa.
– Chất chứa căn bệnh : cả đàn ong bệnh và môi trường xung quanh có chứa spore.
– Cách lây lan : Bệnh được lan truyền là do ong cướp mật lẫn nhau, ong đi nhằm tô, ong di làm cùng một nguồn hoa ; ngoài ra còn do dụng cụ nuôi ong và người nuôi ong.
4. Triệu chứng – bệnh tích :
– Bên ngoài tổ ong bệnh : Ta thấy đàn ong yếu đi, tốc độ đi làm giảm hẳn so với đàn khác.
Số quân thưa đi thấy rõ khi mở nắp thùng. Nếu bệnh nặng tổ ong có mùi thối rất khó chịu. Bệnh kéo dài đàn ong có thể bị tiêu diệt.
Trên bánh tổ : Khi nhấc bánh tổ kiểm tra, ong hoảng sợ chạy xào xạc. Một số lỗ tổ có nắp vít màu đen hoặc sẫm hơn các nắp vít khác. Các nắp vít sẫm màu này hơi lõm xuống và có lỗ thủng nham nhỏ.
Khi bệnh nặng lỗ tổ vít nắp và không vít nắp xen kẽ nhau. Nếu đàn ong mạnh, ong thợ sẽ dọn vệ sinh, kéo ấu trùng chết ra ngoài. Ta thấy trên bánh tổ có những ô lăng có ấu trùng xen lẫn những ô lăng trống.
– Trên ấu trùng : Vi khuẩn làm chết ấu trùng khi ấu trùng đang tạo kén và nằm duỗi dài trong lỗ tổ (giai đoạn tiền nhộng). Đa số ấu trùng chết trong giai đoạn tiền nhộng này. Ấu trùng khỏe có màu trắng ngà sáng bóng nhưng khi bệnh, chuyển sang vàng nhạt đến cà phê sữa hoặc nâu. Xác ấu trùng nhớt dính hoặc đàn hồi, dùng que nhỏ đâm vào xác ấu trùng nhấc lên sẽ kéo thành sợi dài 12 – 15 cm, đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ấu trùng bệnh có mùi thối như keo da trâu. Sau 1 tháng ấu trùng khô đi thành vậy nhỏ màu đen dính chắc vào thành hoặc đáy lỗ tổ.
5. Phòng bệnh và trị bệnh :
a) Phòng bệnh :
Phải giữ thế đàn luôn luôn mạnh, thức ăn đầy đủ cả phấn và mật, chúa trẻ đẻ tốt, chống nóng và lạnh tốt. Thường xuyên loại bỏ khung cầu cũ (1 năm loại 1 lần), khi trại có 1 đàn ong bị bệnh phải tiêu diệt ngay. Chấp hành tốt những quy định xuất nhập ong.
b) Trị bệnh : Ở những nơi bệnh mới xảy ra lần đầu số đàn bị bệnh ít phải tiêu diệt tất cả đàn ong bị bệnh bằng cách xông hơi lưu huỳnh vào cửa tổ rồi đậy kín lại. Xác ong chết phải được chôn sâu 1m và rắc vôi lên trên. Thùng và các dụng cụ khác được khử trùng bằng cách đốt lửa cho đến khi nám gỗ, hoặc dùng hóa chất hydro peroxide 10% + acid acetic 3%.
Những nơi bệnh đã xảy ra thường xuyên thì cần chữa trị : sul- fathiazol Na hòa 1g/1l syro đường. Thuốc được hòa tan trong nước sôi để nguội sau đó khuấy đều trong syro. Hoặc có thể dùng Tetramycine 1g trong 1 lít syro đường, chú ý đàn ông phải ăn hết lượng syro đường mới đủ lượng thuốc.
Khi đàn ong bị bệnh, mật có lẫn vi khuẩn không được dùng làm thực phẩm. Cần loại bỏ bớt cầu để đàn ong có quân phủ trên cầu đông hơn và làm vệ sinh tốt hơn.
BỆNH THỐI ẤU TRÙNG CH U U
(European Joul Brood)
1. Vài nét về bệnh :
Bệnh TATCA do While nghiên cứu đầu tiên ở châu u 1912 và đặt tên là bệnh thổi ấu trùng châu u. Nó còn được gọi là bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ, thối ấu trùng lành tính hoặc thổi ấu trùng chua. Hiện nay bệnh có ở khắp nơi nuôi ong A. mellifera, A. cerana. Nó làm đàn ong bị bệnh giảm năng suất mật 20 – 80% và có thể bị bốc bay hoặc bị tiêu diệt.
2. Căn bệnh :
Do 1 loại liên cầu khuẩn Streptococcus pluton và các vi khuẩn gây bệnh thứ phát : Bacillus alvei, Streptococcus apis. Vi khuẩn Streptococcus pluton bắt màu G*, kích thước 0,7 – 1,5 m. Vi khuẩn có sức đề kháng cao, trong bánh tổ có thể tồn tại 12 tháng, ở nhiệt độ phòng tồn tại 17 tháng nhưng khi phơi nắng bị diệt sau 2h.
3. Dịch tễ học
Bệnh không gây hại trên ong trưởng thành, chỉ gây hại trên ấu trùng ong 3 – 5 ngày tuổi. Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới đó có Việt Nam. Loài mắc bệnh gồm cả ong A. mellifera và A. cerana. Đường xâm nhập thông qua đường tiêu hóa. Mức độ của dịch nhỏ hơn bệnh thối ấu trùng châu Mỹ.
4. Triệu chứng – bệnh tích :
Trên tổ ong : Đàn ong yếu, số lượng ong giảm. Nếu bệnh kéo dài dẫn đến đàn ong bị tiêu diệt. Đôi khi bệnh tự khỏi do sức đề kháng của đàn ong cao.
Trên bánh tổ : Khi nhấc bánh tổ đàn ong có triệu chúng hoảng sợ. Các ô lăng nhộng vít nắp lỗ chỗ không đều, xen kẽ ô lăng có ấu trùng và ô lăng trống.
Trên ấu trùng bệnh : Ấu trùng bệnh không nằm cong chữ “c” bình thường mà duỗi thẳng ra. Màu ấu trùng không còn trắng bóng. Nếu đàn ong bệnh nhẹ, ong thợ dọn sạch ấu trùng bệnh nên người nuôi ong sẽ khó phát hiện được bệnh. Khi đàn ong bệnh nặng hơn, người ta có thể thấy các ấu trùng chết có màu trắng đục rồi chuyển sang màu vàng nhạt, vàng thẫm rồi nâu sậm. Xác chết thối rữa thụt xuống đáy lỗ tổ, sau đó khô đi thành váy sẫm dễ bóc ra. Xác chết có mùi chua đặc biệt. Nếu có Bacillus alvei phụ nhiễm, ấu trùng bệnh có ngày tuổi lớn hơn, (5 – 6 ngày tuổi) và ấu trùng bệnh có mùi thối.
5. Phòng, trị bệnh:
– Giữ thế đàn mạnh và các biện pháp phòng như bệnh thối ấu trùng châu Mỹ.
Để điều trị người ta thường dùng thuốc như sau : Dùng kháng sinh + siro đường cho ăn 3 tối liền. Kanamycin 0,5 g/1 1 syro (1.1 siro dùng cho 10 cầu). Furazolidone 1 g/1 1 siro. Chloramphenicol 0,5 g/1 1 syrô. Streptomycin + Penicyline: 1g + 106 UI/11 syrô. Erythromycin 0,4-0,5 g/1 1 siro.
Các loại kháng sinh trên pha nước nóng để nguội khuấy với siro cho ăn 3 đêm liên tục. Đồng thời kết hợp với việc phun thuốc lên bánh tổ : pha thuốc với siro đường với lượng nước gấp đôi. Dùng bình xịt phun thuốc lên mình ong và bánh tổ, cách 1 ngày phun 1 lần và phun 3 lần trong 1 tuần.
BỆNH ẤU TRÙNG DẠNG TÚI
1. Vài nét về bệnh:
Bệnh này do virus gây nên. Ở ong châu u, bệnh gây thiệt hại không đáng kể trừ ở Thụy Sĩ năm 1943 – 1946, bệnh gây thiệt hại lớn. Ở ong châu Á bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc 1972 và gây thiệt hại lớn. Ở Thái Lan bệnh xuất hiện năm 1976, tại trại ong thí nghiệm Dapeu làm 60 đàn ong thí nghiệm bị chết toàn bộ. Ở Ấn Độ dịch bệnh nổ ra đầu tiên ở Nagaland 1978 và Meghalaya 1979. Tại trại ong thí nghiệm Muzaffarpur (Ấn Độ) trận dịch 1982 đã diệt 233 đàn ong trong tổng số 241 đàn.
Ở Nepal bệnh xảy ra đầu tiên trên ong A. cerana năm 1980 làm hàng nghìn đàn ong bị chết. Năm 1974 bệnh này bùng nổ ở Việt Nam do nhập 1 số ong cao sản từ Bắc Kinh. Lúc đó có nhiều tranh cãi về nguyên nhân của bệnh này. Một số tác giả có hướng nghi ngờ là Sacbrood. Nam 1989 một số màu bệnh phẩm từ Việt Nam được gửi đến trạm thực nghiệm Rothamsted (Anh) để phân tích và cho kết quả chính xác là bệnh Sacbrood do Thai Sacbrood virus gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm nhất đối với người nuôi ong nội địa Apis cerana.
2. Căn bệnh :
Năm 1917, White (Mỹ) đã xác định được tác nhân gây bệnh Sacbrood trên ong A. mellifera là 1 loại virus có tên Morator aetulae Holmes có kích thước 60 nm (1) thuộc nhóm Enterovirus. Năm 1981 Bailey đã xác định được chủng virus mới gây bệnh Sacbrood trên ong A. cerana. Virus này có những đặc tính khác với virus đầu và ông đặt tên là “virus gây bệnh ấu trùng túi Thái Lan” (Thai Sacbrood virus TSBV).
Khả năng gây bệnh của virus rất lớn : 1 ấu trùng bệnh có thể lây cho 3.000 ấu trùng lành. Một số tác giả cho rằng 1mg dịch chứa virus trong ấu trùng chết có thể gây bệnh cho toàn bộ ấu trùng của 1.000 đàn khỏe. Virus có sức đề kháng thấp. Nó mất khả năng gây bệnh ở 60°C trong 10 phút. Ở nhiệt độ phòng, virus có thể tồn tại 3 tuần. Ở các vảy ấu trùng bệnh đã khô, virus không có khả năng gây bệnh.
3. Dịch tễ học :
Virus chỉ gây bệnh cho ong, và không gây bệnh cho các loài khác. Bệnh của ong châu u do virus Morator aetulae Holmes. Bệnh ở ong châu Á do virus Thai Sacbrood virus (TSBV). Bệnh chỉ gây ra trên ấu trùng tuổi lớn hoặc nhộng mới vít nắp. Mầm bệnh chứa trong các ấu trùng bị bệnh và nước bọt ong thợ. Ong thợ dọn vệ sinh hoặc mớm thức ăn cho ấu trùng nên bệnh được truyền từ ấu trùng này sang ấu trùng khác. Sự lây lan bệnh từ đàn này qua đàn khác là do hiện tượng ong cướp mật.
Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam bệnh thường xảy ra vào mùa thu. Các tỉnh phía Nam bệnh thường xảy ra vào các tháng 7 – 8. Nguyên do là mưa nhiều, thức ăn thiếu, hay các tháng 3 người nuôi ong khai thác mật quá nhiều làm giảm sức đề kháng của đàn ong đưa đến dịch bệnh này sinh.
Chu kỳ của dịch 2 – 3 năm.
Mức độ của dịch rất lớn có thể lan rộng cả 1 tỉnh, 1 quốc gia, 1 khu vực và gây thiệt hại lớn.
4. Triệu chứng bệnh tích :
– Bên ngoài tổ : Ong đi làm thưa thớt, số quân của đàn giảm. Nếu không xử lý kịp thời đàn ong dễ bốc bay hoặc bị tiêu diệt.
– Trên bánh tổ : Khi nhấc cầu ong quan sát thấy quân thưa, ong hoảng sợ chạy xào xạc, trên bánh tổ xuất hiện nhiều ô lăng chứa ấu trùng và ô lăng trống nằm xen kẽ. Có những ô lăng ấu trùng bệnh nằm xen kẽ ổ lăng ấu trùng chưa bệnh. Các ô lăng nhộng vít nắp không đều.
– Trên ấu trùng : Có nhiều ấu trùng nhọn đầu nhô lên lỗ tổ. Vì vậy một số người nuôi ong gọi là bệnh nhọn đầu. Phần lớn ấu trùng ong thợ bị bệnh nhưng nếu nặng ấu trùng ong đực cũng bị, ấu trùng bệnh từ màu trắng chuyển sang trắng đục.
Toàn cơ thể ấu trùng biến thành một túi nước chứa chất lỏng màu trong suốt hoặc vàng nhạt. Toàn thân ấu trùng mất dạng đốt. Khi ấu trùng chết hoàn toàn, thân ấu trùng chuyển sang màu vàng nhạt. Chóp đầu nghiêng về phía bụng. Ấu trùng bệnh không có mùi. Khi chết khô đi thành vẩy cúng có thể gỡ ra ngoài dễ dàng.
5. Phòng bệnh :
Chăm sóc, quản lý tốt, lúc nào đàn cũng phải đông quân, mạnh, thức ăn đầy đủ và chúa trẻ đề tốt. Nên khai thác mật vừa phải, kết hợp chọn lọc đàn ong kháng bệnh để có những thế hệ nối tiếp có sức đề kháng cao.
6. Điều trị :
Bệnh ấu trùng dạng túi do virus gây ra vì vậy chưa có thuốc điều trị một cách hiệu quả. Các loại kháng sinh chỉ có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn phụ nhiễm. Người nuôi ong càn phát hiện sớm để điều trị bằng các phương pháp sinh học.
* Nguyên tắc điều trị bằng phương pháp sinh học : Virus chỉ gây bệnh trên ấu trùng và sức đề kháng của virus rất yếu nên trong các vấy ấu trùng khô, virus không còn khả năng gây bệnh.
Vì vậy, cần tạo ra một giai đoạn không có ấu trùng và virus sẽ bị tiêu diệt.
Dựa trên nguyên tắc trên, chúng ta có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây :
Phương pháp 1 : Nhốt chúa đàn bệnh 7-10 ngày.
Phương pháp 2 : Thay thế chúa đàn bệnh bằng mũ chúa hoặc chúa tơ mới nở.
Phương pháp 3 : Cắt bỏ toàn bộ các bánh tổ của đàn bệnh (chỉ chừa lại phần chứa mật ở phía trên).
Phương pháp 4: Cho đàn bệnh bốc bay nhân tạo.
Đặt thùng ong bệnh ngoài nắng, treo mùng phủ xung quanh. Nắng nóng kết hợp với bệnh sẽ làm cho đàn ong bốc bay. Ong sẽ bám vào một góc mùng. Bắt đàn ong về, cho ăn syrô đường và đưa tầng chân vào cho ông xây.
Phương pháp 1 sẽ tạo ra một giai đoạn không có ấu trùng bên trong đàn ong. Ong thợ sẽ dọn vệ sinh và loại bỏ hết các ấu trùng bị bệnh. Virus còn sống trong các vấy ấu trùng khô cũng không còn khả năng gây bệnh.
Vì vậy khi thả chúa ra, đàn ong không còn nguồn bệnh nữa.
Trong phương pháp 2, mũ chúa nở ra, chúa tập bay, giao phối và đẻ trứng tốn thời gian ít nhất là 7 ngày. Vì vậy khi chúa bắt đầu đẻ, đàn ong cũng không còn nguồn bệnh.
Trong phương pháp 3, bánh tổ bị cắt bỏ phần con, chỉ chừa lại phần mật phía trên. Vì vậy khi đàn ong xây tổ lại cho chúa đẻ, nguồn bệnh cũng không còn.
Tùy điều kiện thực tiễn mà người nuôi ong áp dụng một trong 4 phương pháp trên :
Ví dụ : đang vào mùa khai thác mật, phương pháp 1 vừa điều trị được bệnh vừa khai thác thêm mật. Khi đang mùa nhân đàn, tạo chúa, phương pháp 2 nên được áp dụng. Đàn ong bệnh được tạo thành một hoặc nhiều đàn giao phối. Và khi người nuôi ong cần kết hợp điều trị bệnh và thay bánh tổ cũ, phương pháp 3 hoặc phương pháp 4 nên được áp dụng.
* Các biện pháp hỗ trợ :
– Loại bỏ bớt cầu để số quân ong bám trên cầu được đông hơn.
– Cho ong ăn bổ sung siro đường.
– Có thể cho ăn kháng sinh để ngừa phụ nhiễm.
– Nếu những đàn ong bệnh quá yếu, cần nhập lại.
7. Chẩn đoán : Người nuôi ong có thể chẩn đoán dựa trên các đặc điểm quan trọng sau đây:
a) Dịch tễ học :
– Tuổi ấu trùng bệnh : ấu trùng tuổi lớn.
– Mức độ của dịch : Thiệt hại rất lớn, quy mô cả tỉnh, cả khu vực.
b) Triệu chứng : – bệnh tích :
– Cơ thể ấu trùng bệnh biến thành một túi nước chứa chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt (vì vậy bệnh có tên ấu trùng dạng túi).
– Ấu trùng bệnh nhọn đầu và nhô lên (một số người nuôi ong gọi là bệnh nhọn đầu).
– Cơ thể ấu trùng bệnh mất dạng đốt.
– Ấu trùng bệnh không có mùi.
– Đàn ong bệnh rất dễ bốc bay.
c) Điều trị : Điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả.
BỆNH ẤU TRÙNG HÓA VÔI VÀ HÓA ĐÁ
(Chalk brood and stone brood)
1. Căn bệnh :
Căn bệnh Chalkbrood là 1 loại nấm có tên Ascosphera apis. Đây là nguyên nhân chính. Nấm gây bệnh thứ phát là Ascosphera alvei. Nguyên nhân gây ra bệnh ấu trùng hóa đá là nấm Aspergillus flavus. Những loại nấm này tấn công đàn ong khi đàn ong có sức đề kháng giảm. Khi trời lạnh ẩm độ trong thùng cao. Bệnh xảy ra trên ấu trùng tuổi nhỏ. Bào tử của nấm có thể tồn tại trong nhiều năm.
2. Triệu chứng :
Làm ấu trùng chết có dạng như mẫu vôi màu trắng xám (do Ascosphera). Còn Aspergillus gây ấu trùng chết trở thành dạng cứng màu xanh xám giống đá.
3. Phòng trị bệnh :
Phải luôn giữ thế đàn ong mạnh khi đã nhiễm nặng rất khó chữa, nhưng nhẹ có thể xử lý dùng những loại thuốc sau : Amphotericin B để xử lý Ascosphera. Mycostatin, Thiabendazole để xử lý Aspergillus.
Đối với những nơi mới phát hiện bệnh lần đầu tiên nên hủy diệt bằng cách đốt bỏ.
Tháng 9-1993, sau hội nghị ông quốc tế lần thứ 33 tại Bắc Kinh, chúng tôi đã đi thăm một số trại nuôi ong ở 2 tỉnh Giang Tây và Quảng Tây. Bệnh ấu trùng hóa vôi Chalk brood đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho những đàn ong Ý ở đó. Vì vậy người nuôi ong Việt Nam cần phải rất thận trọng khi muốn nhập ong từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác.
Việc nhập ong phải được tuân theo các quy định của ngành chủ quản và luật lệ thú y hiện hành về xuất nhập ong.
Ngành nuôi ong Ý ở Chiang Mai Thái Lan có nguồn lợi rất lớn từ việc xuất khẩu sữa ong chúa (SOC). Chúng tôi đã có bài viết khá kỹ về hoạt động này trong tài liệu đã được xuất bản lược đây (Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang Tấn. Nuôi ong Ý Apis mellifera ở miền Nam Việt Nam và hiệu quả kinh tế, Nhà XB Nông nghiệp, 1992). Thế nhưng hiện nay người nuôi ong Ý Thái Lan đang phải đương đầu với bệnh ấu trùng hóa vôi Chalk brood. Bệnh này được cho là xâm nhập vào Thái Lan thông qua việc nhập một số đàn ong (hoặc ong chúa) có năng suất sữa cao từ Đài Loan.
Đây là một kinh nghiệm cần lưu ý cho những người nuôi ong Việt Nam.
BỆNH BẠI LIỆT
Do 1 loại virus gây nên, ong có hiện tượng bại liệt giống như 1 số trường hợp trúng độc hóa chất. Bệnh có thể xảy ra thường xuyên trong đàn. Bệnh này khó chẩn đoán vì tác hại không nghiêm trọng lắm và hiếm khi gây chết đàn ong. Ong trưởng thành mắc bệnh có biểu hiện chạy vòng tròn và không thể bay được. Những ong bệnh thường có kích thước nhỏ hơn, màu đen hơn và rụng lông.
Đến nay chưa có loại thuốc nào để trị, chỉ có cách ngăn ngừa bằng phương pháp chọn lọc và giữ thể đàn mạnh.
BỆNH NHIỄM TRÙNG MÁU
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas apiseptica. Vi khuẩn này gây tổn thương các mô và cơ ở ngực, chân, cánh và râu. Bệnh gây ra trên ong trưởng thành. Đến nay chưa có những thông tin về chữa trị. Nguyên tắc phòng bệnh là giữ thế đàn mạnh để tăng sức đề kháng. Ở những nơi bệnh mới xuất hiện lần đầu, đàn ong bệnh nên bị đốt bỏ.
II- CÁC KÝ SINH TRÙNG CỦA ONG:
VE VARROA JACOBSONI VÀ VE TROPILAELAPS CLAREAE
Ve Varroa jacobsoni có nguồn gốc từ ong Apis cerana: Ve Tropilaelaps clareae có nguồn gốc từ ong Apis dorsata. Trong quá trình tiến hóa, đã có sự cân bằng giữa ký sinh và ký chủ. Vì vậy ve và ong vẫn đồng thời tồn tại và tác hại của ve không nghiêm trọng lắm.
Từ khi ong Apis mellifera được nhập vào châu Á, hai loài vẻ này tấn công ong A. mellifera và gây ra thiệt hại lớn. Ban đầu hai loài ve chỉ có ở châu Á nhưng hiện nay đã lan ra khắlp các châu lục khác (trừ châu Úc).
Hai loài ve chỉ gây hại cho ông A. mellifera vì vậy sinh học và các biện pháp phòng trị ve đã được mô tả trong tài liệu xuất bản trước đây về ong Ý (Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang lần. Ý… Nhà XB Nông Nghiệp 1992).
VE KÝ SINH Ở KHÍ QUẢN ONG : TRACHEAL MITE
Ve có tên Acarapis woodi. Đó là một loài ve nhỏ sống ký sinh trong đường hô hấp của ong. Đàn ong nhiễm ve này sẽ không có triệu chứng điển hình, vẫn làm việc bình thường, nhưng thời gian sống của ong bị ngắn đi. Do đó đàn ong yếu dần và năng suất giảm.
Chẩn đoán tin cậy nhất là trong phòng thí nghiệm : bắt 20 – 50 ony gầy, yếu bò ngoài cửa thùng đưa vào phòng thí nghiệm để kiếm tra bên trong đường hô hấp.
Chữa trị : Dùng thuốc Folbex V.A để đốt. Loại này các nước châu u đã chế sẵn : Dùng 1 dây đã tầm thuốc sẵn đề đốt.
Liệu trình dùng 6 lần mỗi lần 15 phút, 7 ngày dùng 1 lần.
BÀO TỬ TRÙNG
Bào tử trùng có tên Nosema apis gây bệnh trên đường tiêu hóa của ong trưởng thành. Bệnh này rất khó phát hiện ở đàn ong. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhiễm nặng có thể phân biệt được giữa ong khỏe mạnh và ong bệnh. Ong bệnh bụng hơi phình to và sáng màu hơn.
Chẩn đoán bằng cách quan sát dưới kính hiển vi tìm bào tử trùng trong phân. Bệnh làm giảm sức đẻ của ong chúa, mất khả năng làm việc của ong thợ.
Phòng trị : Dùng 1 loại hóa chất có hiệu quả duy nhất là Fumagillin chó ăn liều 25mg hòa trong 1 lít syrô đường, ngoài ra phải giữ đàn ong thật mạnh. Bệnh này chưa có ở Việt Nam nên khi phát hiện một vài đàn nên hủy diệt ngay.
III.- MỘT SỐ ĐỘNG VẬT HẠI ONG KHÁC
S U PHÁ BÁNH TỔ
(Wax moth)
Hai loài bướm Galleria mellonella và Achroia Grisella
Gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi ong nhất là ở ong châu Á. Bướm cái thường đẻ từng đám trứng vào trong kẻ thùng và cầu ong trống. Trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng đào rãnh, sống chui rúc trong bánh tổ. Ấu trùng này ăn mật ong, phấn hoa và sắp bánh tổ vì vậy nó có tên “sâu phá bánh tổ”.
Phương pháp phòng trừ hiệu quả nhất là giữ đàn ong thật mạnh, số quân phủ kín tất cả cầu. Nếu đàn ong bị giảm số ong thợ thì loại bỏ bớt những khung cầu cũ ra. Sâu sáp thích làm tổ ở bánh tổ cũ.
Sâu sáp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bốc bay của ong cerana.
ONG VÒ VẼ HẠI ONG
(Wasp)
Một số loài ong vò vẽ chuyên bắt ong thợ ăn thịt.
Người ta thường thấy những ong vò vẽ này bay trước của tổ và bắt những ong thợ mang đi. Một số loài phổ biến ở Việt Nam là :
Vespa mandarina, Vespa tropica, V. Velutina, V. Cincta, V. affinis
Ong vò vẽ thường bắt ong thợ đưa đến giảm số quân của đàn. Trong một số trường hợp ong chúa bay đi giao phối cũng bị ong này bắt ăn thịt. Một số trường hợp có rất nhiều ong vò vẽ tấn công và ăn rất nhiều nhộng ong đưa đến đàn ong bỏ tổ hoặc bốc bay.
Người ta loại trừ bằng phương pháp đập chết hay tìm tổ nó và dùng lửa đốt.
KIẾN PHÁ TỔ ONG
Một số loài kiến tấn công tổ ong để cướp mật, phấn hoa, xác ong và ấu trùng. Thường gặp là những loại kiến đỏ lớn, những loại kiến nhỏ gây hại không đáng kể. Kiến lớn tấn công và tiêu diệt cả đàn ong.
Sự việc này làm đàn ong bị xáo trộn nghiêm trọng, nhiều ấu trùng, nhộng và ong thợ bị kiến giết chết và mang đi. Nếu đàn kiến đông hơn có thể tất cả đàn ong bị tiêu diệt nhưng nếu không, đàn ong bị thiệt hại có thể dẫn đến bốc bay.
Người ta phòng ngừa bằng cách đặt 4 chân thùng ong trong 4 chén nước hoặc bôi dầu mỡ công nghiệp lên những chân thùng.
THẰN LẰN (Tắc kè)
Nếu thùng ong có nhiều kẽ hở, thằn lằn dễ xâm nhập vào và ăn đi nhiều ong thợ. Một số trường hợp, nó sẽ ăn ong chúa. Để chống thằn lằn phải làm thùng thật kín, chân thùng cao để thằn lằn không bò lên được hoặc bôi đầu trơn vào chân thùng.
CÓC – ẾCH
Cóc thường ngồi phía dưới cửa tổ để bắt ong thợ ăn thịt. Để ngăn ngừa, làm chân thùng cách mặt đất 30 – 50cm.
CHIM
Một số loài chim : én, trao trảo thường bắt ong ăn thịt. Ở khu vực có nhiều, chim, số ong thợ thưa đi rất rõ và sự giao phối của chúa rất khó. Đối với ong Ý tác hại rất rõ, ong nội địa tác hại ong ít hơn.
IV. BẢO VỆ ONG KHỎI BỊ TRÚNG ĐỘC THUỐC TRỪ S U
1. Ong mật là bạn của cây trồng :
1.1. Các hình thức thụ phấn của cây :
Thụ phấn là sự truyền hạt phấn hoa từ nhị đực đến nhụy cái của hoa để thụ tinh tạo thành quả và hạt.
Trong tự nhiên có 2 hình thức thụ phấn :
Sự tự thụ phấn (Self pollination) : Phấn từ nhụy đực tự rơi vào nhụy cái của chính hoa đó.
Sự thụ phân chéo (Cross pollination) : Với một số loài cây, sự tự thụ phấn không thể xảy ra được vì một trong những lý do sau :
+ Nhị đực và nhụy cái không ở trên cùng một hoa.
+ Hoa đực và hoa cái không ở trên cùng 1 cây.
+ Hoa đực và hoa cái chín ở những thời điểm khác nhau.
Vì vậy các loài cây trên phải cần sự thụ phấn chéo.
Ngoài ra ở một số loài cây, trên một hoa vừa có cả nhị đực vừa có cả nhụy cái. Tuy nhiên, nhị đực và nhụy cái không chín cùng một lúc hoặc là nhị đực thấp hơn nhụy cái nên sự tự thụ phấn rất ít xảy ra. Như vậy những loài cây có hoa lưỡng tính này vẫn hạn chế sự tự thụ phấn của nó bởi vì sự thụ phấn chéo sẽ làm đa dạng về di truyền và cho quả hạt tốt hơn. Sự thụ phấn chéo được thực hiện như thế nào ?
Hạt phấn hoa có thể được mang đến đầu nhụy nhờ nước, nhờ gió, nhờ côn trùng và ngay cả nhờ con người. Tuy nhiên, sự thụ phấn chéo được thực hiện tốt nhất là nhờ côn trùng trong đó ông mật là quan trọng nhất.
1.2. Những loài cây thụ phấn nhờ côn trùng có đặc điểm như thế nào ?
Hoa thụ phấn nhờ gió thì có hạt phấn nhẹ để dễ bay xa.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thì phải có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm mật ngọt để quyến rũ côn trùng.
1.3. Ong thụ phấn cho hoa như thế nào ?
Khi thu hoạch phấn, con ong đậu lên các nhị hoa, chuyển động cơ thể liên tục để các hạt phấn hoa dính lên mình nó. Sau đó dùng râu và chân chải các hạt phấn hoa, kết dính lại rồi chuyển dần xuống đôi chân sau và nhét vào 2 giỏ phấn. Sau đó ong lại bay đến hay đến 1 hoa khác 1 hoa khác của cùng một loài, gom phấn rồi lại bay (cùng loài) cho đến khi 2 viên phấn đủ lớn để mang về tổ.
1.4. Ong mật thụ phấn làm tăng năng suất và chất lượng quả,
Một đàn ong mật có rất nhiều ong thợ. Ong thợ lại làm việc cần cù từ sáng sớm đến chiều tối. Vì vậy chúng là tác nhân thụ phấn hữu hiệu nhất.
Theo tính toán của các nhà khoa học, giá trị tăng thu hoạch do ong thụ phấn lớn gấp 10 lần giá trị các sản phẩm của đàn ong. Trung bình ong thu hoạch làm tăng năng suất 10-30%. Ở các nước châu u và Nhật, người chủ vườn phải thuê ong với giá 15-25 đô la/đàn để thụ phấn trong một vụ hoa.
1.5. Những nhận thức sai lầm về vai trò của ong mật đối với hoa trái :
Một số chủ vườn cho rằng con ong thu hết phấn mật sẽ làm mùa màng kém đi và có khi làm quả bị hư. Đây là 1 nhận thức sai lầm. Lượng phấn hoa bị con ong lấy đi không đáng kể và không ảnh hưởng đến sự thụ phấn.
Mật do chính bông hoa tiết ra để quyến rũ côn trùng đến thụ phấn cho nó trong đó có con ong. Quả bị teo, bị thúi là do những nguyên nhân khác chứ không phải do con ong.
2. Tác hại của thuốc trừ sâu trên ong :
Khi ong đến hút mật, lấy phấn, thuốc trừ sâu đi vào đường tiêu hóa, vào máu và làm ong chết tại chỗ. Nếu mức độ độc thấp hơn, ong bay về đến tổ và bò chết la liệt trước cửa tổ. Khi mức độ độc thấp hơn nữa, mật và phấn được mang vào tổ. Lúc đó cả đàn ong:
chúa, ấu trùng và các ong thợ khác cùng bị nhiễm độc.
Triệu chứng rõ ràng nhất của hiện tượng ong trúng độc thuốc trừ sâu là ong chết đột ngột hàng loạt, số quân thưa đi rõ rệt. Nhiều ong thợ chết trước của tổ (Hình 14). Những ong thợ khác bò lòng vòng dưới đất, không đứng được, không bay được. Những ong chết thì thân cọ quắp, cánh xòe ra, lưỡi thè ra. Ấu trùng trúng độc bị chết. Ong chúa bị rối loạn sinh sản.
3. Bảo vệ ong khỏi bị tác hại của thuốc trừ sâu
3.1. Người chủ vườn :
– Chọn loại thuốc ít gây hại cho ong nói riêng và các loài côn trùng có lợi nói chung.
– Chỉ phun thuốc vào buổi chiều gần tối.
– Không phun thuốc vào lúc cây đang nở hoa nếu không cần thiết
– Không đổ thuốc bừa bãi vào kênh rạch đồng ruộng
– Thông báo cho người nuôi ong trước khi phun thuốc vài ngày.
3.2. Người nuôi ong :
– Liên hệ nắm vững lịch phun thuốc trừ sâu ở khu vực đặt ong.
– Trong thời gian phun thuốc phải đóng cửa tổ không cho ong đi làm hoặc di chuyển ong đi nơi khác.
– Khi ong bị trúng độc, giải độc bằng cách cho ăn nước đường loãng
– Liên hệ nắm vững lịch phun thuốc trừ sâu ở khu vực đặt ong .
.
Quý khách mua sản phẩm của công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0973.745.279 Zalo: 0973.745.279 Facebook: @matonghienthao Địa chỉ: 68 Trần Phú, TT Eakar, DaklakChương V : HIỆU QUẢ KINH TẾ Chúng tôi đã điều tra 23 hộ gia đình nuôi ong. Số lượng đàn ong của mỗi hộ biến thiên từ 7 đàn đến 130 đàn. Tính trung bình mỗi hộ gia đình nuôi 50 đàn ong. Các số liệu về kinh tế cũng được tính bình quân […]
PHẦN B : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA APIS CERANA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ (Kết quả điều tra thực tiễn) Chương IV : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI ONG NỘI ĐỊA A. CERANA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM I. PH N LOÀI […]
Ở bài viết trước, Mật Ong Hiền Thảo đã gửi đến bạn đọc bài viết chi tiết về Đặc Điểm Sinh Học Của Ong Apis Cerana. Ở bài viết tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nuôi một đàn ong mật nội địa như thế nào nhé. Chương II : KỸ THUẬT […]
Ở những bài viết trước, chúng tôi chỉ chia sẽ những phương pháp sử dụng Mật Ong Nguyên Chất. Hôm nay, với một chủ đề mới và được rất nhiều người quan tâm, Mật Ong Hiền Thảo xin soạn bộ tài liệu về Kỹ Thuật Nuôi Ong, hy vọng được mọi người ủng hộ. PHẦN […]